1. Bổ sung chất xơ: Nói đến chống táo bón khimang thai, chất xơ được nhắc đến đầu tiên. Vì thế, bạn cần ăn rau củ quả tươivà cả rau quả được sấy khô, đậu đỗ, bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt… Nên ăn rau củluộc, có thể ăn cả vỏ với một số loại củ.
2. Không thay đổi thói quen đột ngột: Nếu bạn có thói quen ít ăn chất xơ thì bạnkhông nên ngay lập tức chuyển sang ăn nhiều chất xơ vì nó có thể gây đầy bụng.Không nên “bội thực” chất xơ trong cùng một bữa ăn. Hãy tăng dần lượng chấtxơ trong bữa ăn, bên cạnh những món khác, ví dụ, ăn cơm với súp lơ xào và thịtgà.
3. Ăn 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn: Ăn quá no không tốt cho tiêu hóa, lại có thểlàm tăng nguy cơ táo bón thai kỳ. Ăn đều các bữa nhỏ trong ngày hữu ích trongviệc chống “táo” và ngăn ngừa đầy hơi.
4. Uống: Để thực phẩm được tiêu hóa tốt trong dạ dày và ruột, bạn cần uống đủnước lọc, nước quả và nước rau. Uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày. Bởi vì nướcgiúp làm mềm phân, khiến việc đi tiêu dễ dàng hơn.
5. Ăn uống khoa học: Chẳng hạn, nếu bạn phải đi làm lúc 7h30, bạn nên ăn sángvà uống một cốc nước mận ép lúc 6h30-7h. Tương tự, nếu bạn trở về nhà buổi tối,bạn có thể uống một cốc nước mơ pha loãng ngay khi vừa trở về nhà. Bằng cáchnày, bạn sẽ không có cảm giác buồn tiểu khi đang ở trên đường.
6. Hiểu về thuốc bổ sung: Nếu dùng thuốc bổ sung cho thai kỳ, bạn nên hỏi ý kiếnbác sĩ. Một số thuốc có thể gây táo bón, chẳng hạn như viên sắt. Bác sĩ có thểcho bạn chuyển sang viên sắt khác, chẳng hạn viên sắt chậm phân hủy.
7. Thể dục đều đặn: Ít hoạt động là một lý do gây táo bón. Tập luyện như đi bộcó thể cải thiện tình hình táo bón. Chỉ cần khoảng 10 phút đi bộ vào buổi sángmỗi ngày, bạn cũng sẽ thấy sự khác biệt lớn.
8. Thử viên bổ sung chất xơ nếu ‘táo’ nặng: Nếu “táo” không được cải thiện, hãyhỏi bác sĩ của bạn về viên bổ sung chất xơ. Đồng thời, nếu bạn tiêu thụ rau củhàng ngày, bạn dễ dàng có thêm 30g chất xơ.
9. Tránh tiêu thụ quá liều canxi: Mặc dù canxi rất quan trọng với thai phụnhưng ban cũng nên hỏi bác sĩ về việc cắt giảm canxi, tránh táo bón. Quá nhiềucanxi có thể gây xơ cứng ruột, làm “táo” trầm trọng thêm.
10. Dùng thuốc làm mềm phân: Một lần nữa, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn muốn dùng bấtkỳ loại thuốc nhuận tràng nào. Tuyệt đối không dùng thuốc nhuận tràng mà khôngcó chỉ định từ bác sĩ vì nó có thể gây hại cho mẹ và bé.
11. Tránh lạm dụng các biện pháp: Có rất nhiều cách phòng và chữa táo bón trongthai kỳ nhưng bạn cũng nên hỏi bác sĩ thật cẩn thận. Đôi khi lạm dụng nhiềucách chữa có thể làm giảm tác dụng.
NGUỒN SƯU TẦM CỦA VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA